Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là vào mùa mưa, kiến ba khoang sẽ thường vào nhà. Trạm Y tế khuyến cáo viên chức, người lao động và người học thực hiện các cách phòng tránh tiếp xúc và xử trí khi tiếp xúc với kiến ba khoang như 

I. Cách phòng tránh kiến ba khoang nên làm:

 - Đề phòng côn trùng bay vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa chính, cửa sổ, nên buông rèm cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở khu vực cửa (nếu có), lỗ thông khí, nhất là nơi ở gần cây cối, cánh đồng... khi thắp đèn.

 - Ngủ trong màn, mặc quần áo dài.

 - Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, chú ý khi làm việc dưới ánh đèn vì kiến ba khoang rất hay xuất hiện ở nơi có đèn sáng. Nếu có thể thì bật đèn ban công, hành lang để thu hút kiến ba khoang ra ngoài nhà và diệt.

 - Vệ sinh môi trường, dọn dẹp phòng ở thoáng, sạch sẽ, giặt giũ giường chiếu…

 - Giũ mạnh khăn mặt, quần áo trước khi dùng

- Dùng bình xịt côn trùng, xịt gầm giường, gầm tủ…Hoặc dùng các loại tinh dầu để xua đuổi kiến ba khoang (nếu cần)

 II. Biện pháp xử trí khi tiếp xúc với kiến ba khoang:

   Nếu đã tiếp xúc (hoặc nghi ngờ tiếp xúc) với kiến ba khoang, cần thực hiện một số bước sau:

 

 - Không dùng tay trần để bắt, giết, miết kiến ba khoang. Bắt kiến ba khoang ra khỏi da bằng cách thổi hoặc đặt một tờ giấy cho kiến bò lên và lấy ra khỏi người. Khi tiếp xúc với kiến ba khoang, đeo găng tay hoặc dùng giấy mềm lót.

 - Nếu lỡ tay đập hoặc chà xát kiến ba khoang trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi tiếp xúc bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Tránh đưa tay đã tiếp xúc với kiến chạm vào các vùng da khác.

- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng... Nếu thấy phồng rộp da đến cơ sở y tế khám và được tư vấn điều trị.